Ngày nay, thu thập và lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn đã không còn xa lạ với các bậc cha mẹ. Đây không chỉ là một tiến bộ khoa học, mà còn được xem như một “bảo hiểm sinh học” vô giá giúp bảo vệ sức khỏe của bé và cả gia đình trong tương lai. Vậy lợi ích thực sự của việc lưu giữ tế bào gốc từ máu dây rốn là gì? Quy trình thu thập có gây ảnh hưởng đến em bé hay không? Hãy cùng tìm hiểu để có quyết định sáng suốt cho con yêu!
Quyết định nhỏ – Lợi ích lớn | Lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn
Dây rốn và nhau thai đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất, nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Sau khi em bé chào đời, phần mô và lượng máu còn sót lại trong dây rốn và nhau thai – trước đây thường bị coi là “rác thải” y tế – thực chất lại chứa một nguồn tế bào gốc vô cùng quý giá, lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn có hỗ trợ điều trị trên 85 bệnh lý phức tạp.
Tìm hiểu chung tế bào gốc máu cuống rốn
Việc thu thập tế bào gốc máu cuống rốn không ảnh hưởng đến người cho hay những vấn đề về đạo đức. Tiềm năng ứng dụng loại tế bào gốc này cũng rất đa dạng, hữu ích, giúp trẻ được đảm bảo sức khỏe trong tương lai. Quá trình thu thập, xử lý, bảo quản, lưu giữ tế bào gốc máu cuống rốn diễn ra rất thuận tiện, nhanh chóng.
Tế bào gốc máu cuống rốn là tế bào nguyên thủy được thu thập từ máu cuống rốn, có khả năng tăng sinh cao. So với tế bào gốc trưởng thành, tỷ lệ bị đào thải ra khỏi cơ thể sau ghép của tế bào gốc từ máu cuống rốn thấp hơn rất nhiều. Tỷ lệ nhiễm virus (lây truyền bằng đường máu) qua loại tế bào gốc này cũng ở mức thấp.
Máu cuống rốn (máu bánh nhau hay máu dây rốn) sẽ chảy trong hệ tuần hoàn của thai nhi. Máu cuống rốn cung cấp dưỡng chất cho bào thai đang phát triển bên trong tử cung của mẹ bầu. Loại máu này cũng là phần còn lại trong bánh nhau và dây rốn khi người mẹ sinh em bé.
Trước đây, bánh nhau và dây rốn sau khi cắt rời khỏi em bé bị xem là rác thải y tế. Thế nhưng với sự ra đời của phương pháp điều trị bệnh bằng tế bào gốc, máu ở cuống rốn đã được thu thập, xử lý, đánh giá, kiểm tra chất lượng và lưu giữ để khi cần dùng có thể mang ra chữa bệnh cho chính em bé đó lẫn các thành viên khác trong gia đình.
Từ những năm đầu của thập niên 80, máu cuống rốn đã được xác nhận là có chứa nguồn tế bào gốc tạo máu dồi dào. Tế bào gốc máu cuống rốn có thể thay thế cho tế bào gốc tạo máu tủy xương trong việc chữa trị các căn bệnh thuộc hệ tạo máu. Sau này, người ta cũng đã phát hiện, phân lập được thêm tế bào gốc biểu mô và trung mô chiếm một tỷ lệ thấp trong máu cuống rốn.
Tại sao lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn đang là xu hướng của các bậc phụ huynh hiện nay?
Tế bào gốc máu dây rốn là nguồn giàu tế bào gốc tạo máu, có khả năng biệt hóa thành các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Điều này giúp lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn trở thành một lựa chọn an toàn, ít xâm lấn và dễ dàng lưu giữ hơn so với các nguồn tế bào gốc khác.
Việc lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn đang ngày càng được quan tâm tại Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng Tế bào gốc tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã lưu giữ gần 6.000 mẫu tế bào gốc máu dây rốn. Bố mẹ nên đăng ký thực hiện lưu giữ tế bào gốc máu cuống rốn cho con. Vì việc làm này mang đến nhiều lợi ích thiết thực, cụ thể gồm có:
- Nguồn tế bào gốc quý giá: Máu dây rốn chứa nhiều tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic Stem Cells – HSCs), có khả năng phát triển thành các loại tế bào máu khác nhau, giúp tái tạo hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.
- Điều trị nhiều bệnh lý phức tạp và mạn tính: Bệnh về máu (Ung thư máu (bạch cầu), thiếu máu, suy tủy xương,…); Rối loạn hệ miễn dịch (Bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh); Rối loạn di truyền (Một số bệnh chuyển hóa di truyền có thể được hỗ trợ điều trị bằng ghép tế bào gốc).
- Giảm nguy cơ thải ghép: Tế bào gốc từ máu dây rốn có khả năng thích ứng cao hơn so với tế bào gốc từ tủy xương, giúp giảm nguy cơ thải ghép khi hỗ trợ điều trị cho chính người lưu giữ hoặc người thân trong gia đình.
- Dự phòng cho tương lai: Công nghệ y học ngày càng phát triển, tế bào gốc từ máu dây rốn có thể được ứng dụng trong nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị hơn trong tương lai, bao gồm điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh (Parkinson, Alzheimer) và các tổn thương mô (tim mạch, tiểu đường…).
- Bảo quản lâu dài và dễ dàng: Máu dây rốn có thể được lưu trữ trong nhiều năm (thậm chí hơn 20 năm) trong điều kiện bảo quản lạnh và quá trình thu thập không gây đau đớn cho mẹ và bé, diễn ra ngay sau khi sinh.
- Cơ hội cứu sống người thân: Nếu em bé không có nhu cầu sử dụng, tế bào gốc từ máu dây rốn có thể dùng để điều trị cho anh, chị em ruột hoặc các thành viên trong gia đình có cùng kiểu gene miễn dịch phù hợp.
Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM cũng đã lưu giữ hơn 8.500 mẫu tế bào gốc máu dây rốn. Về ứng dụng, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã sử dụng 3.844 mẫu máu dây rốn cộng đồng để tìm kiếm mẫu phù hợp, thực hiện ghép cho 45 bệnh nhân được chẩn đoán lơxêmi cấp (Nguồn: Cổng thông tin Bộ y tế)
Theo thống kê vào năm 2010, tế bào gốc máu cuống rốn có thể được dùng để điều trị cho hơn 80 loại bệnh. Tối thiểu khoảng 50% các loại bệnh ung thư ở trẻ em có thể áp dụng biện pháp cấy ghép tế bào gốc để chữa trị. Ước tính hơn 40.000 ca ghép tế bào gốc đã được tiến hành từ năm 1988 đến nay. Vào tháng 10 năm 1988, bé trai Matthew Farrow (5 tuổi) mắc bệnh thiếu máu Fanconi là trường hợp đầu tiên được ghép tế bào gốc máu cuống rốn, thực hiện bởi bác sĩ Eliane Gluckman – Bệnh viện Saint Louis (Paris, Pháp) và tiến sĩ Hal Broxmeyer, người đã lưu trữ tế bào gốc tạo máu từ máu dây rốn của em gái Matt để chữa trị cho cậu bé. Sau khi cấy ghép, sức khỏe của Matt đã có chuyển biến tích cực và khỏi bệnh hoàn toàn.
Bên cạnh đó, lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn được xem có tính nguyên thủy cao, nghĩa là khả năng nhân đôi số lượng mạnh mẽ, tính tương thích kháng nguyên HLA cao và có thể giúp cơ thể sản sinh ra các tế bào máu khỏe mạnh, mở ra cơ hội hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn 85 bệnh lý phức tạp.
Lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn – Bảo hiểm sinh học trọn đời cho con bạn
Nếu được tìm hiểu và lựa chọn nơi lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn uy tín không chỉ là nguồn tài nguyên vô giá giúp bảo vệ sức khỏe của em bé trong suốt cuộc đời, mà còn có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị cho người thân trong gia đình. Trong nhiều trường hợp, tế bào gốc từ anh/chị em ruột có tỷ lệ tương thích HLA cao hơn so với mẫu từ người hiến tặng không cùng huyết thống, giúp tăng cơ hội hỗ trợ điều trị thành công.
Chính vì những tiềm năng này, lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn đang trở thành xu hướng y học hiện đại, giúp gia đình có thêm một lựa chọn an toàn và chủ động để bảo vệ sức khỏe trong tương lai. Tế bào gốc từ máu dây rốn đã được ứng dụng trong điều trị hơn 80 loại bệnh, bao gồm:
- Bệnh về máu: Ung thư máu (bạch cầu), thiếu máu, suy tủy xương…
- Rối loạn hệ miễn dịch: Bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
- Rối loạn di truyền: Một số bệnh chuyển hóa di truyền có thể được điều trị bằng ghép tế bào gốc.
Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ lựa chọn lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn ngay khi con vừa chào đời như một “bảo hiểm sinh học” quý giá, giúp tạo nguồn dự trữ tế bào gốc phục vụ cho việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý phức tạp trong tương lai. Không chỉ dành riêng cho em bé, nguồn tế bào gốc này còn có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị cho người thân trong gia đình nếu có sự tương thích HLA cao.
Cột mốc quan trọng đánh dấu bước tiến của y học trong lĩnh vực này diễn ra vào năm 1987, khi bác sĩ Eliane Gluckman tại Bệnh viện Saint-Louis, Paris (Pháp) thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc từ máu dây rốn đầu tiên trên thế giới. Bệnh nhân là một bé trai 5 tuổi mắc bệnh thiếu máu Fanconi, được ghép tế bào gốc từ máu dây rốn của em gái sơ sinh. Nhờ phương pháp đột phá này, cậu bé đã được cứu sống.
Kể từ đó, hơn 40.000 ca ghép tế bào gốc máu dây rốn đã được thực hiện trên toàn cầu, mang lại hy vọng sống cho hơn 25.000 bệnh nhân mắc các bệnh lý phức tạp. Đây chính là minh chứng rõ ràng nhất cho tiềm năng to lớn của lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn trong y học hiện đại.
Thu thập máu dây rốn – Quy trình đơn giản, an toàn, không gây đau đớn
Thu thập tế bào gốc máu cuống rốn là kỹ thuật không xâm lấn, không gây đau cho em bé và người mẹ, có thể áp dụng trong cả hai trường hợp sinh thường, sinh mổ. Mẹ bầu cần đến cơ sở uy tín làm xét nghiệm như Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem là lựa chọn uy tín hàng đầu, khám sức khỏe để đảm bảo bản thân không bị một số bệnh lây truyền qua đường máu nhằm đáp ứng các điều kiện tiến hành lưu giữ máu cuống rốn theo quy định.
Để đảm bảo quá trình lưu giữ đạt tiêu chuẩn quốc tế AABB, trước khi sinh, người mẹ cần đến cơ sở Ngân hàng tế bào gốc MekoStem để thực hiện các xét nghiệm sức khỏe cần thiết. Điều này giúp loại trừ nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, ung thư hay nhiễm trùng, đồng thời đảm bảo đáp ứng đầy đủ điều kiện lưu giữ theo quy định.
Trong quá trình sinh nở, nhân viên y tế sẽ tiến hành thu thập máu dây rốn bằng cách nối đầu kim của túi thu thập vào tĩnh mạch rốn và để máu chảy tự nhiên nhờ áp lực dòng chảy. Túi thu thập đã chứa sẵn chất chống đông, giúp ngăn ngừa tình trạng máu bị đông vón. Máu dây rốn có thể được thu thập trước hoặc sau khi rau thai được sổ ra.
Máu cuống rốn được thu thập từ tĩnh mạch của rốn. Kỹ thuật viên sẽ dùng túi dẻo để thu thập máu vô trùng tương tự như khi thu thập máu của người hiến máu. Máu cuống rốn được thu thập ngay khi bác sĩ kẹp và cắt dây rốn khỏi trẻ sơ sinh, bánh nhau vẫn còn trong tử cung của người mẹ (trước lúc sổ nhau).
Trong trường hợp không thể thu thập máu cuống rốn tại thời điểm trên thì việc thu thập được thực hiện sau khi sổ nhau. Cụ thể là khi dây rốn và bánh nhau được bác sĩ lấy ra khỏi tử cung của người mẹ. Lúc này, kỹ thuật viên sẽ đặt dây rốn và bánh nhau vào bộ dụng cụ chuyên dụng, treo lên giá cao rồi tiến hành thu thập máu cuống rốn. Tuy nhiên, thể tích và tế bào máu thu thập sau khi sổ nhau thường sẽ thấp hơn cách thu thập trước lúc xổ nhau.
Tương tự như phương pháp lấy máu toàn phần, sau khi sản phụ sinh em bé, kỹ thuật viên sẽ thu thập máu vào túi thu thập qua tĩnh mạch rốn. Máu cuống rốn được thu thập dựa vào áp lực dòng chảy. Trong túi thu thập đã chứa sẵn chất chống đông để giúp ngăn ngừa tình trạng hình thành cục máu đông.
Máu cuống rốn sau khi được thu thập sẽ trải qua quá trình xử lý với kỹ thuật chuyên sâu. Bác sĩ/kỹ thuật viên sẽ tách chiết tế bào gốc máu cuống rốn thông qua hệ thống bán tự động, hoặc hệ thống tự động hoàn toàn.
Quy trình xử lý và thời gian lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn
Sau khi thu thập, máu dây rốn sẽ được chuyển đến ngân hàng lưu giữ để trải qua quá trình xử lý chuyên sâu. Các chuyên gia sẽ loại bỏ những thành phần không cần thiết, tách chiết tế bào gốc và tiến hành bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn quốc tế AABB.
Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn về thời gian lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn dài hạn khoảng bao nhiêu? Đối với Ngân hàng tế bào gốc MekoStem đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn Quốc tế AABB và chính sách thời gian lưu giữ lên đến 60 năm.
- Nhiệt độ bảo quản dưới -196°C khí nitơ lỏng giúp các tế bào bước vào trạng thái ngừng mọi hoạt động sinh học, không bị thoái hóa theo thời gian.
- Các nghiên cứu đã chứng minh, lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn vẫn có thể hoạt động bình thường lên đến 60 năm bảo quản lạnh theo tiêu chuẩn Quốc tế AABB và rã đông đúng quy trình.
Việc lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn không chỉ là một quyết định mang tính khoa học mà còn là một bước đi chiến lược để bảo vệ sức khỏe cho con bạn trong tương lai. Đây là nguồn tài nguyên y học vô giá, giúp tạo dựng một “lá chắn” vững chắc trước hơn 85 bệnh lý phức tạp, mang đến cơ hội điều trị và phục hồi sức khỏe khi cần thiết.
Đặc quyền dành riêng cho khách hàng khi lưu giữ tế bào gốc tại Ngân hàng tế bào gốc MekoStem
Khi lựa chọn lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn tại Ngân hàng tế bào gốc MekoStem, khách hàng không chỉ sở hữu một nguồn bảo hiểm sinh học vô giá cho con mà còn được hưởng nhiều quyền lợi đặc biệt, bao gồm:
- Hỗ trợ kết nối bác sĩ và bệnh viện uy tín trong và ngoài nước;
- Bảo hiểm hư hỏng mẫu lên đến 500.000.000 VNĐ;
- Đảm bảo bé và gia đình nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ dịch vụ của Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem;
- Hỗ trợ tìm kiếm mẫu tương thích nếu có vấn đề khi lưu giữ;
- Hỗ trợ lên đến 2.000.000.000 VNĐ nếu bé cần sử dụng tế bào gốc máu dây rốn để điều trị đến 10 tuổi.
Lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn không chỉ là một lựa chọn mà còn là một quyết định quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho con bạn trong tương lai. Ngân hàng tế bào gốc MekoStem chính là điểm tựa vững chắc, nơi gia đình bạn có thể an tâm lưu giữ “tấm khiên bảo vệ sức khỏe” quý giá cho con yêu và những người thân yêu. Hãy liên hệ ngay qua Hotline: 1900 8943 – 093 277 77 46 để VBN Group và MekoStem đồng hành cùng bạn, dưới sự các chuyên gia y tế hàng đầu tại Việt Nam và thế giới.